Chia sẻ từ vựng tiếng anh trong kinh doanh

Chia sẻ từ vựng tiếng anh trong kinh doanh

Customer-segment pricing: Định giá theo phân khúc khách hàng
Decider: Người quyết định (trong hành vi mua)
Demand elasticity: Co giãn của cầu
Demographic environment: Yếu tố (môi trường) nhân khẩu học
Brand equity: Giá trị nhãn hiệu
Brand loyalty: Trung thành nhãn hiệu
Brand mark: Dấu hiệu của nhãn hiệu
Brand name: Nhãn hiệu/tên hiệu
Brand preference: Ưa thích nhãn hiệu
Direct marketing: Tiếp thị trực tiếp
Discount: Giảm giá
Diseriminatory pricing: Định giá phân biệt
Channel management: Quản trị kênh phân phối
Channels: Kênh(phân phối)
Communication channel: Kênh truyền thông
Consumer: Người tiêu dùng
Copyright: Bản quyền
Cost: Chi Phí
Coverage: Mức độ che phủ(kênh phân phối)
Cross elasticity: Co giãn (của cầu) chéo (với sản phẩm thay thế hay bổ sung)
Culture: Văn hóa
Customer: Khách hàng
Distribution channel: Kênh phân phối
Door-to-door sales: Bán hàng đến tận nhà
Dutch auction: Đấu giá kiểu Hà Lan
Early adopter: Nhóm (khách hàng) thích nghi nhanh
Economic environment: Yếu tố (môi trường) kinh tế
End-user: Người sử dụng cuối cùng, khách hàng cuối cùng
English auction: Đấu giá kiểu Anh
Evaluation of alternatives: Đánh giá phương án
Exchange: Trao đổi
Exelusive distribution: Phân phối độc quyền
Franchising: Chuyển nhượng đặc quyền kinh tiêu
Functional discount: Giảm giá chức năng
Auction-type pricing: Định giá trên cơ sở đấu giá
Benefit: Lợi ích
Brand acceptability: Chấp nhận nhãn hiệu
Brand awareness: Nhận thức nhãn hiệu
Break-even analysis: Phân tích hoà vốn
Break-even point: Điểm hoà vốn
Buyer: Người mua
By-product pricing: Định giá sản phẩm thứ cấp
Captive-product pricing: Định giá sản phẩm bắt buộc
Cash discount: Giảm giá vì trả tiền mặt
Cash rebate: Phiếu giảm giá
Channel level: Cấp kênh

Đang xem “Từ vựng tiếng anh trong kinh doanh

Xem thêm “Tài liêu tiếng anh

Tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp)

Tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp)

Hướng dẫn sử dụng TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 642

-Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ -Các khoản giảm trừ chi phí kinh doanh trong kỳ

-Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh , chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

-Tài khoản này không có số dư

*Một số nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.

a-Tình tiền lương, tiền công, phụ cấp, ăn ca và các khoản phải trừ cho nhân viên quản lý và bán hàng

Nợ TK 6421, 6422

CóTK 334

b-Trích các khoản bảo hiểm của bộ phận bán hàng và quản lý

Nợ TK 6421, 6422

CóTK 3338 (2, 3, 4, 9)

c-Giá trị nguyên vật liệu, dụng cụ, phân bổ công cụ, dụng cụ,khấu hao tài sản cố định dung cho bộ phận bán hàng và quản lý

Nợ TK 6421,6422

CóTK 153, 142, 242, 214

d-Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí QLDN

Nợ TK 6421

CóTK 635

-Có chi cho kỳ sau:

Nợ TK 635

CóTK 111, 112

e-Chi phí mua ngoài phải trả (trong trường hợp chỉ tính 1 lần)

Nợ TK 6422

Nợ TK 1331

CóTK 111, 112

h-Thuế môn bài phải nộp nhà nước

Nợ TK 6421

CóTK 3338

Nợ TK 3338

CóTK 111, 112

g-Lệ phí giao thông, cầu phà phải thanh toán

Nợ TK 6422

CóTK 111, 112

i-Chi phí về hội nghị, tiếp khách, hoa hồng, quảng cáo, trào hàng , công tác phí và phí đào tạo, tiền thanh toán báo trí

Nợ TK 6422, 1331

CóTK 111, 113

K-Thanh toán tiền hoa hồng cho bên nhận đại lý

Nợ TK 6421, 1331

CóTK 111, 112

f-Xuất sản phẩm hàng hóa dùng cho nội bộ thuộc đối tượng chịu thuế

Nợ TK 6422

CóTK 5112 (Doanh thu nội bộ)

Xuất dùng không chịu thuế

Nợ TK 6422

CóTK 511

Có TK 1331

z-Các khoản giảm trừ chi phí quản lý bán hàng

Nợ TK 111, 112

CóTK 6421, 6422

q-Cuối kỳ kết chuyển, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp sang kết quả kinh doanh

Nợ TK 911

CóTK 6421, 6422

*TK 642 có 2 tài khoản cấp 2:            6421 (chi phí bán hàng )

6422 (chi phí quản lý doanh nghiệp)

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp)

>>Xem thêm: Lớp học kế toán tổng hợp tại Bắc Ninh

Tài khoản 635 (chi phí hoạt động tài chính)

Tài khoản 635 (chi phí hoạt động tài chính)

Tài khoản 635 này dung để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính, chi phí đi vay, chi phí liên quan đến vốn liên doanh, chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, các khoản giao dịch về chứng khoán các khoản lỗ về tỷ giá hối đoái.

Sơ đồ hạch toán TK 635

TK 635

-Chi phí lãi tiền vay , lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản, thuê tài chính

-Lỗ bán ngoại tệ trích khấu hao thanh toán tiền mua.

-Các khoản lỗ do thanh lý nhượng bán trừ các khoản đầu tư, lỗ tỷ giá hối đoái, phát sinh trong kỳ kinh doanh.

-Các khoản chi phí tài chính khác

-Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.

-TK này không có số dư.

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Tài khoản 635 (chi phí hoạt động tài chính)

>>Xem thêm: Lớp học kế toán tổng hợp tại Hải Phòng

Tài khoản 632 giá vốn hàng bán

Tài khoản 632 giá vốn hàng bán

Tài khoản 632 dùng để làm gì ?

Phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ giá vốn của sản xuất hàng hóa lao vụ dịch vụ bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của dịch vụ xây dựng, xây lắp

Tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản, khấu hao, chi phí sửa chữa mà liên quan đến bất động sản  đầu tư hoặc chi phí nhượng bán  thanh lý bất động sản đầu tư.

TK 632

– Trị giá vốn của sản phẩm hàng hóa đã bán trong kỳ

– Chi phí cho các lao vụ xây dựng, xây lắp hoàn thành

– Chi phí phát sinh từng dịch vụ cho thuê hoạt động.

– Trích lập dự phòng hàng hóa tồn kho (chênh lệch phải lập năm nay lớn hơn năm trước)

– Các khoản hoàn thành dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho cuối năm tài chính (năm nay nhỏ hơn năm trước)

– Giá trị hoàn thành trả lại tại kho

– Kết chuyển giá vốn của lao vụ, dịch vụ đã bán hoặc đã hoàn thành sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.

– Tài khoản này không có số dư

Sơ đồ hạch toán

TK 632

TK 154, 156, 157

TK 155, 156

=======>>>Kết chuyển giá vốn hàng bán lao vụ dịch vụ hoàn thành

<<<=======Hàng bán trả lại nhập kho

TK 152, 153, 156, 138

TK 911

==========>>>Hao hụt sau khi trừ bồi thường (chủ yếu do khách hàng)

<<<=========Kết chuyển giá vốn hàng bán lao vụ dịch vụ

                TK 159

==========>>>Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Tài khoản 632 giá vốn hàng bán

>>Xem thêm: Lớp học kế toán tổng hợp tại Hoàng Mai

Một số khoản chi không được tính vào chi phí

Một số khoản chi không được tính vào chi phí

Không phải khoản chi nào cũng được tính vào chi phí cho doanh nghiệp đâu nhé. Dưới đây Kế Toán Hà Nội sẽ liệt kê ra các khoảng chi không được tính chi phí gồm:

– Các khoản tiền thưởng cho ít lao động không mang tính chất tiền lương hoặc ko được ghi cụ thể, các điều khoản được thể hiện trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước tập thể.

– Tiền lương tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ kết toán , hết năm thực tế chưa. Trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ xung quỹ tiền lương của năm  sau, liền kề nhằm chi trả không bị gián đoạn hoặc không được sử dụng vào  mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định  nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiệ.

– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH 1 thành viên (do 1 cá nhân làm chủ, thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên của hội đồng quản trị mà không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh.

– Chi phí lãi tiền vay mà vượt quá mức 150% mức lãi cơ bản ngân hàng nhà nước.

– Chi lãi tiền vay để góp vốn yếu tổ kể cả doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.

– Phần chi khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng, khánh tiết, hội nghị mà vượt quá 10%. Còn doanh nghiệp mới thành lập thì không được vượt quá 15% trong 3 năm đầu (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập từ 01/01/2009) đối với công ty thương mại tổng hợp số được chi không bao gồm giá vốn.

-> Phân theo yếu tố tài sản.

+ Yếu tố nguyên vật liệu (tùy theo từng công ty tối đa 60%)

+ Yếu tố bảo hiểm theo quy định (tối đa 22%)

+ Yếu tố khấu hao công cụ, dụng cụ, TSCĐ.

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Một số khoản chi không được tính vào chi phí

Xem thêm: Lớp học kế toán tổng hợp tại Biên Hòa

Phân loại hạch toán chi phí

Hướng dẫn phân loại hạch toán chi phí

Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. Phân loại hạch toán chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý hạch toán.

a-Phân theo yếu tố chi phí

-Yếu tố nguyên liệu, vật liệu bao gồm: nguyên vật liệu chính, phụ tùng thay thế, nhiên liệu.

-Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phản ánh tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động.

-Bảo hiểm các loại theo quy định được tính trên tổng số tiền lương và các khoản đóng bảo hiểm.

-Yếu tố chi phí bên ngoài, phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

-Yếu tố chi phí bằng tiền khác phản ánh toàn bộ bằng tiền mà thực chất doanh nghiệp phải bỏ ra.

-Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định phân bổ công cụ dụng cụ là khoản chi phí phản ánh tổng số trích khấu hao và phân bổ công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ

TK 154

Tối đa (60%)- NVL

(20%) nhân công, lương

Bảo hiểm

Khấu hao TSCĐ

Công cụ dụng cụ

Chi phí mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác

->Hóa đơn, địa chỉ

-> Mã số thuế

-> Cố định

-> CĐ

*Chỉ được 10% tổng chi phí trừ giá vốn :

Giá vốn 65%

Chi phí quản lý 10%

B phân theo khoản mục chi phí

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621)

-Chi phí nhân công trực tiếp (622)

-Chi phí sản xuất chúng (627+632)

-Chi phí nán bang (641)

-Chi phí quản lý (642)

=> Q. định 15 hay dung

=> Q. định 48

TK 154                                                                                         TK 642

1541 NVL

1542NVL trực tiếp

1543 chi phí SX chung

6421

6422

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Phân loại hạch toán chi phí

Xem thêm: Lớp học kế toán tổng hợp tại Bắc Ninh

Cách hạch toán tài khoản cố định

Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản cố định

1.  Tăng Tài sản cố định hữu hình

–  Khi có TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải làm thủ tục hồ sơ cho từng định khoản bao gồm:

+  Có biên bản nghiệm thu

+  Có biên bản giao nhận tài sản

+  Các bản sao tài liệu

+  Các hoá đơn giấy vận chuyển

=> Căn cứ vào các hồ sơ đó để kế toán lập thẻ kho và đăng ký vào sổ để theo dõi TSCĐ của doanh nghiệp

a)  Tăng TSCĐHH do góp vốn

–  Căn cứ vào biên bản góp  (góp cái gì)

+ Biên bản góp vốn

+ Biên bản giao nhận TSCĐ

+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ (cũ)

+ Biên bản điều chuyển (Công ty mẹ điều chuyển cho công ty con nhưng hạch toán phụ thuộc)

+ KT phiếu nhập kho TSCĐ

*Trường hợp góp bằng tài sản mà phải chuyển đổi quyền sở hữu thì phải đăng ký tại cơ quan (thay đổi tại phòng lệ phí trước bạ)

*Trường hợp góp vốn là tài sản mới mua chưa có sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận góp vốn chấp nhận thì giá trị vốn góp được xác nhận theo giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT. Bên nhận góp vốn được kê khai thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp phải đăng ký chuyển quyền sở hữu.

*Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình như giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân.

*Trường hợp không có chứng từ hợp pháp để chứng minh giá vốn của tài sản mang góp thì phải có văn bản định giá tài sản của ban tổ chức định giá để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản.

*Trường hợp đối với cơ sở kinh doanh có tài sản góp vốn như liên doanh, liên kết thì phải có biên bản đánh giá lại và kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản nếu có xuất hoá đơn thì phòng thuế suất phải gạch chéo.

Góp vốn         Nợ TK 211

Có  TK 411

            b) Tăng do mua sắm

–  Hợp đồng kinh tế (mua, bán)

–  Phiếu xuất kho

–  Hoá đơn đỏ

–  Phiếu chi + phiếu thu

–  Biên bản bàn giao bản thiết kế kỹ thuật (nếu có)

–  Thanh lý hợp đồng

–  Chuyển tên công ty (Nếu là TSCĐ phải chuyển quyền nếu có)

TS tăng thì     Nợ TK 2111 (2,3)

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Khi mua hàng về      Nợ TK 2111

Nợ TK 1331

Có TK 111, 331

            c)  Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao

Mua NVL  khi xong và bàn giao

Nợ TK 2111

Có TK 241

            d)  Tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ

Nợ TK 2111

Có TK 153

2.  Tăng tài sản cố định vô hình

Tăng từ nội bộ doanh nghiệp

–  Khi phát sinh chi phí để hình thành TSCĐVH mà không thoả mãn tiêu chuẩn

Nợ TK 242, 142, 642                      =>  Không thoả mãn

Có TK 111, 112, 331

–  Khi xét thấy việc triển khai có kết quả và thoả mãn đầy đủ các điều kiện

Nợ TK 241, 1331

Có TK 111, 112, 331

Nhập kho       Nợ TK 2113

Có TK 241

3.  Giảm tài sản cố định

a)  Giảm do nhượng bán, do thanh lý

–  Theo công văn số 3110/TCT ngày 31/07/2009 yêu cầu khi thanh lý tài sản không được bán giá thấp hơn giá trị còn lại của tài sản

–  Thành lập ban thanh lý (do doanh nghiệp)

–  Tiến hành kiểm kê -> đánh giá giá trị còn lại của tài sản

–  Giám đốc đưa ra quyết định bán

–  Hợp đồng kinh tế

–  Viết hoá đơn bán (thanh lý ô tô theo hoá đơn)

*          Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 711

Có TK 3331

*          Nợ TK 214 (Số dư trích khấu hao)

Nợ TK 811 (Chênh lệch giữa số đã trích khấu hao – Nguyên giá tài sản)

Có TK 211 (Nguyên giá tài sản)

            b)  Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ

Nợ TK 153

Có TK 211

            c)  Giảm do góp vốn liên doanh, liên kết

Nợ TK 221

Nợ TK 214

Có TK 211

d)  Giảm do thiếu do kiểm kê

Nợ TK 1381

Nợ TK 811

Nợ TK 334

Có TK 211

4.  Hạch toán Tài sản cố định đi thuê và cho thuê

–  Do yêu cầu của công tác sản xuất kinh doanh có thể cần hoặc không cần một số TSCĐ thì phải đi thuê hoặc cho thuê theo hai dạng sau đây:

            a)  Đi thuê hoạt động:

Ở đơn vị thuê không có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng trong thời gian nhất định được ghi trong hợp đồng thuê, trong thời gian thuê đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ.

*  Bên đi thuê:

–  Căn cứ vào hợp đồng thuê và định khoản

Nợ TK 154

Nợ TK 642                                          => dùng một tháng

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

–  Đồng thời ghi         Nợ TK 001

–  Từ một tháng dưới một năm

Nợ TK 142

Nợ TK 1331 (Nếu có VAT đầu vào)

Có TK 111, 112, 331

–  Hàng tháng phân bổ:

Nợ TK 154, 642         =>Từng tháng một

Có TK 142

–  Thuê từ 13 tháng trở lên

1)        Nợ TK 242

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

2) Phân bổ     Nợ TK 154, 642

Có TK 242

*  Bên cho thuê

Nợ TK 154

Có TK 214

Có Tk 111, 112, 331

-Thu tiền thuê:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331

-Kết chuyển giá vốn:

Nợ TK 632

Có TK 154

-Nếu khách hàng thuê trả tiền cho nhiều kỳ thì phải hoạch toán vào TK 3387

Nợ TK 111, 112

Có TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện)

Có TK 3331

-Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 3387 (từng tháng)

Có TK 511

B-Thuê tài chính: là tài sản thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho thuê, quyền sở hữu tài sản chỉ có thể chuyển giao vào cuối kỳ kết thúc hợp đồng.

Nợ TK 2112

Có TK 315 (nợ dài hạn đến hạn trả cả gốc và lãi)

Có TK 341 (vay dài hạn)

Nợ TK 341

Có TK 315

-Định kỳ nhận được hóa đơn để thanh toán.

Nợ TK 635 (Lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315 (Trả nợ gốc kỳ này)

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112

-Mua lại

5-Hạch toán sửa chữa TSCĐ.

-Bảo dưỡng:

Nợ TK 154, 642

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

-Sửa chữa không làm biến dạng TSCĐ

Nợ TK 142, 242                         -> Nợ TK 154, 642

Nợ TK 1331                                           Có TK 142, 242

Có TK 111, 112, 331

-Sửa chữa lớn, nâng cấp

Nợ TK 241

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

-Tập hợp chi phí để kết toán phần đã chi

Nợ TK 2111  (TS nào)

Có TK 241

6-Hạch toán khấu hao TSCĐ

-Có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau theo quy định của bộ tài chính  sẽ có 3 phương pháp chủ yếu

+Phương pháp khấu hao đường thẳng

+Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

+Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

-Trên thực tế tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng

-Theo quy định hiện hành việc trích khấu hao, thôi trích khấu hao được thực hiện bắt đầu ngay từ tài sản tăng giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bằng mức trích khấu hao  tháng chia cho số ngày hoặc tháng nhân với số ngày sử dụng trong tháng.

Định khoản     Nợ TK 154, 642

Có TK214

A*Doanh nghiệp thương mại hay sử dụng tài khoản này 111, 112, 131, 331, 152, 156, 153, 1331, 3331

1-Mua hàng về (hóa đơn đã nhận về)

Nợ TK 156

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 131

2-Bán hàng (Hóa đơn xanh của công ty)

a, Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331

3-Kết chuyển giá vốn (Hàng xuất khỏi kho)

b,Nợ TK 632

Có TK 156

=>Khi bán hàng nếu đầu vào có hóa đơn thì đầu ra phải có hóa đơn

4-Chi phí

A,     Nợ TK 642

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112

B, Nợ TK 642, 153, 142, 242, 1331

Có TK 111, 112

C, Nợ TK642          trừ từng tháng

Có TK 142,  242

Trích lương:

Nợ TK 6421       6421 (chi phí bán hàng, 6422 chi phí quản lý)

Có TK 334

Cấp lương:

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

=>Không đóng bảo hiểm

B-Doanh nghiệp xây dựng, xây lắp, dịch vụ, sản xuất thì có những bút toán sau

1-      Nợ TK 152

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

2-Xuất nguyên vật liệu để sản xuất hoặc phục vụ cho kinh doanh

Nợ TK  154

Có TK 152

3-Khi hoàn thành (ghi nhận doanh thu và viết hóa đơn cho khách)

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331

4-Kết chuyển giá vốn:

Nợ TK 632

Có TK 154

*Doanh nghiệp có tài sản

Nợ TK 642, 154

Có TK 214

*Hoàn thành sản phẩm (về sản xuất mới qua TK 155)

Nợ TK 155  thành phẩm

Có TK 154

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Cách hạch toán tài khoản cố định

>>Xem thêm: Lớp học kế toán tổng hợp tại Hải Phòng

Phân loại tài sản cố định

Hướng dẫn chi tiết cách phân loại tài sản cố định thành 3 loại gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính, giúp dễ dàng chuyển đổi giá trị.

           –  TSCĐ có nhiều loại và có đặc điểm yêu cầu quản lý khác nhau để thuận tiện cho công tác hạch toán cần phải sắp xếp phân loại theo từng nhóm, hoặc nguồn hình thành sẽ có 3 loại chủ yếu:

+ TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian sử dụng trên một năm hoặc bằng một năm, máy móc, thiết bị, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.

+ TSCĐ vô hình: Tài sản này không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụng trên một năm mà không hình thành TSCĐ.

VD: Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính..

*Chú ý: CP thành lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá ba năm kể từ  khi doanh nghiệp hoạt động.

+ TSCĐ thuê tài chính: Là những tài sản doanh nghiệp thuê của công ty TC, nếu hợp đồng thuê được thoả mãn một  trong những điều kiện sau:

–  Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được trực tiếp thuê theo sự thoả thuận của hai bên.

–  Nội dung hợp đồng thuê có quy định khi kết thúc hợp đồng bên thuê được quyền lựa chọn mua lại theo giá danh nghĩa, thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.

–  Thời hạn cho thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê phải bằng 60% cần thiết để khấu hao tài sản thuê.

–  Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng.

–  Mọi hợp đồng thuê TSCĐ nếu không thoả mãn các quy định trên thì được coi là TSCĐ thuê hoạt động.

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Phân loại tài sản cố định

Xem thêm: Lớp học kế toán tổng hợp tại Hoàng Mai

Hạch toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.  Đặc điểm

–  Công cụ dụng cụ là tư liệu sản xuất không đủ tiêu chuẩn để xếp vào TSCĐ nhưng lại  giống nhau về tài sản đó là tham gia vào nhiều ky sản xuất

Chọn phương pháp và tiêu thức cho phù hợp với từng lần phân bổ và theo các phương pháp sau:

*Phương pháp phân bổ một lần: Theo phương pháp này khi xuất dùng, kế toán phân bổ toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh. Áp dụng phương pháp này trong trường hợp giá trị công cụ dụng cụ rất nhỏ và thời gian sử dụng rất ngắn.

*Phương pháp phân bổ 50% dưới 40%, 30% (Khi phân bổ dưới 1 năm)

Theo phương pháp này, khi xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán phải tiến hành phân bổ theo tỷ lệ phần trăm giá trị vào chi phi của kỳ xuất dùng.

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

*Phương pháp phân bổ nhiều lần (Phương pháp phân bổ dài hạn)

Trường hợp này công cụ dụng cụ có giá trị lớn. Nếu áp dụng phân bổ một lần thì sẽ làm cho chi phí kinh doanh đột biến tăng lên, vì vậy phải tiến hành phân bổ thành nhiều lần

Nợ TK 154, 642

Có TK 242

Bài tập 1:

*Hàng bán bị trả lại:

–  Người mua hạch toán:

Nợ TK 156

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

–  Người bán hạch toán:

a)         Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 511

Có TK 3331

b)        Nợ TK 632

Có TK 156

*Hai bên tiến hành lập biên bản để làm căn cứ  cho bên mua xuất trả lại hoá đơn cho bên bán, mỗi bên giữ một bản kẹp vào chứng từ. Trường hợp nếu bên mua mà không có hoá đơn thì bên mua phải trả lại hoá đơn gốc cho bên bán, để bên bán làm

–  Về mặt giá trị công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, khi phân bổ thì kế toán phải sử dụng các phương pháp phân bổ sao cho vừa giản đơn vừa được tính chính xác của những thông tin ở mức có thể tin cậy được.

Công cụ dụng cụ: Giá trị dưới 10tr, thời gian sử dụng ngắn, khi phân bổ thì phải căn cứ vào quyết định của giám đốc, kế toán viết phiếu xuất kho

Nợ TK 142 (dùng dưới 1 năm)

Nợ TK 242 (dùng trên 1 năm)

Có TK 153

BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

bảng phân bổ công cụ dụng cụ

2.  Tài khoản sử dụng

a) Tài khoản 142: Chi phí trả trước ngắn hạn

–  Là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hết hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán trong năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nếu chưa thể tính hết vào chi phí trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán.

–  Tuỳ theo từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt  chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào tài khoản này hay vào TK 242 (CP trả trước dài hạn). Việc tính và phân bổ phải căn cứ vào tính chất, mức độ chi phí mà lựa cơ sở điều chỉnh thuế GTGT.

*Xuất Hoá đơn

Nợ TK 111,112, 331

Có TK 156

Có TK 3331

*Nhận lại hoá đơn

a)         Nợ TK 5213

Nợ TK 3331

Có TK 111, 112, 331

b)        Nợ TK 156

Có TK 632

*Kết chuyển hàng trả lại

Nợ TK 511

Có TK 5213

Trên đây KTHN đã hương dẫn các bạn Hạch toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chúc các bạn thành công!

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Hạch toán công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

>>Xem thêm:

– Tài liệu kế toán

Trung tâm dạy kế toán ở Hoàng Mai

Một số trường hợp có thể hoạch toán tăng, giảm hàng hóa

Một số trường hợp cụ thể để hoạch toán tăng, giảm Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa. Giúp các kế toán nắm được cách xử lý tình huống khi gặp phải

          1.  Trường hợp tăng không được khấu trừ thuế

            * Mua hàng hoá và hoá đơn cùng về

–  Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng

–  Hoá đơn mua hàng

–  Phiếu xuất kho của người bán (nếu có)

–  Phiếu thu tiền của người bán

Nợ TK 152

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

* Mua hàng hoá:

Nợ TK 156

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

* Mua công cụ, dụng cụ:

Nợ TK 153

Nợ TK 1331 (Nợ khách hàng)

Có TK 111, 112, 331

* Thanh toán công nợ (nếu có)

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

* Mua hàng về được giảm giá:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 152, 153, 156

Có TK 1331

* Mua hàng được hưởng chiết khấu:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 711

* Trường hợp mua hàng bị thừa ra so với hoá đơn:

–  Khi phát hiện thừa phải làm văn bản báo cáo cho bên bán hoặc các bên có liên quan để cùng xử lý.

+ Nhập kho toàn bộ số hàng

Nợ TK 152, 153, 156

Nợ TK 1331

Có TK 3381 (Số hàng thừa)

Có TK 111, 112, 331 (Thanh toán theo hoá đơn)

=> Xử lý:       * Trả lại người bán

Nợ TK 3381

Có TK 152, 153, 156

* Mua lại số hàng thừa

Nợ TK 3381

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

+ Nhập kho theo hoá đơn

Nợ TK 152, 153, 156

Nợ TK 1331                            =>Hoá đơn

Có TK 111, 112, 331

Số thừa đưa vào Tài khoản giữ hộ (ghi đơn) => Nợ TK 002

            * Trường hợp mua hàng thiếu so với hoá đơn

–  Căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng hoá sau đó thông báo cho bên bán để cùng nhau xử lý.

Nợ TK 152, 153, 156

Nợ TK 1331

Nợ TK 1381

Có TK 331, 111, 112

– Xử lý: Nếu người bán giao tiếp số hàng hoá

Nợ TK 152, 153, 156

Có TK 1381

Không có hàng trả:

Nợ TK 331, 112, 111

Có TK 1331

Có TK 1381

Phải bồi thường:

Nợ TK 1388

Nợ TK 334

Có TK 1381

– Không rõ lý do:

Nợ TK 811 (chi phí khác)

Có TK 1381

            2.  Trường hợp hàng về nhưng hoá đơn chưa có

–  Kế toán lưu phiếu xuất kho của người bán và phiếu nhập kho của người mua vào tập hồ sơ (hàng chưa có hoá đơn)

–  Nếu trong tháng có hoá đơn về thì định khoản bình thường

–  Trường hợp trong tháng hoá đơn chưa về:

+ Trong tháng hàng về:

Nợ TK 152, 153, 156

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

+ Trong tháng hoá đơn chưa về: Căn cứ vào phiếu xuất kho của biên bản để ghi giá tạm tính

Nợ TK 152, 153, 156

Có TK 331

Khi hoá đơn về kế toán xử lý bằng 2 cách:

*C1: Xoá sổ tạm tính bằng bút toán đỏ rồi hạch toán bằng bút toán thường.

*C2: Ghi sổ chênh lệch giữa giá tạm tính với giá thực tế bằng bút toán đỏ (nếu giá tạm tính lớn hơn giá tạm tính) hoặc bút toán thường (nếu giá tạm tính nhỏ hơn giá tạm tính).

            * Trường hợp hoá đơn về nhưng hàng chưa về

–  Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ (hàng mua đang đi đường). Nếu trong tháng hàng về thì ghi sổ bình thường, nhưng nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì kế toán phải ghi    Nợ TK 151, 1331

Có TK 111, 112, 331

–  Khi hoá đơn về:    đưa vào kho  Nợ TK 152, 153, 156

Có TK 151

Đưa vào sản xuất      Nợ TK 154

Có TK 151

            3.  Hạch toán giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá

a)  Xuất để sản xuất kinh doanh

Nợ TK 154 (QĐ48)

Nợ TK 642 (Xuất ra dùng)

Nợ TK 241

Có TK 152, 153

            b)  Xuất mang đi góp vốn liên doanh

Nợ TK 221, 128

Có TK 152, 156

c)  Xuất thuê ngoài gia công

Nợ TK 154

Có TK 152, 156

d)  Xuất dùng nội bộ

–  Sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu dùng nội bộ là sản phẩm hàng hoá dịch vụ do cơ sở sản xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm sản phẩm, hàng hoá sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở và thực hiện kê khai thuế GTGT bình thường.

–  Nếu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tính theo phương pháp khấu trừ.

            e)  Giảm do một số nguyên nhân khác

Thiếu do kiểm kê     Nợ TK 1388

Thiếu do                    Nợ TK 632

Có TK 152, 156, 153

Nếu có gặp phải một trong các trường hợp có thể hoạch toán tăng, giảm hàng hóa này thì các bạn hoàn toàn có thể áp dụng.

Công ty Kế Toán Hà Nội sẽ cập nhật liên tục những bài tài liệu kế toán, tin tức về Thuế, Thông tư mới nhất và liên tục đến cho các bạn.

Đang xem: Một số trường hợp có thể hoạch toán tăng, giảm hàng hóa

>>Xem thêm:

– Tài liệu kế toán

Lớp học kế toán ở Biên Hòa